Fair Play là gì? Fair Play có nguồn gốc từ đâu?
Fair Play là định nghĩa được sử dụng rộng rãi trong bóng đá cũng như các môn thi đấu thể thao chuyên nghiệp. Fair Play thể hiện cho sự công bằng, tôn trọng và là một triết lý cho sự mẫu mực cho mọi hành động của các vận động viên. Để hiểu rõ hơn về khái niệm Fair Play là gì? Fair Play có nguồn gốc từ đâu? Các bạn hãy cùng Vào Rồi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Fair Play là gì?
Fifa fair play là gì? Trong tiếng anh nó là một cụm từ gồm “Fair” là công bằng và “Play” là thi đấu. Chúng ta có thể hiểu theo nghĩa tiếng Việt là chơi đẹp.
Trong bóng đá, Fair Play là quy định bắt buộc các cầu thủ phải tuân theo. Đề cao tinh thần thi đấu đẹp, nếu có chơi xấu, phạm lỗi ác ý thì cầu thủ đó sẽ bị phạt theo quyết định của luật Fair Play. Ngược lại, nếu cầu thủ hoặc đội bóng nào chấp hành tốt các quy định sẽ được khen thưởng.
Fair Play có nguồn gốc từ đâu?
Sau khi tìm hiểu về khái niệm Pheplay là gì? Các bạn hãy tiếp tục cùng Vaoroi TV tìm hiểu xem thuật ngữ này có nguồn gốc từ đâu nhé!
Fair Play là một thuật ngữ xuất hiện khá lâu từ thời trung cổ, thường gắn liền với các hiệp sĩ và quý tộc. Trong các trận thi đấu của các hiệp sĩ, một bộ quy tắc có tên là chivalry được ban hành nhưng không chính thức. Nhằm đề cao tinh thần tôn trọng, thi đấu công bằng và văn minh. Fair Play đại diện cho danh dự, thi đấu minh bạch, không lợi dụng quyền lực, địa vị để chiếm ưu thế.
Cùng với sự phát triển của các môn thể thao cổ điển như đấu vật, chạy đua và môn thi đấu khác. Nguyên tắc này cũng dần được công nhận, không thể thiếu trong mọi cuộc thi đấu. Không chỉ yêu cầu người chơi phải tuân thủ mọi quy tắc mà Fair Play còn đòi hỏi các vận động viên phải thể hiện sự tôn trọng và đề cao đạo đức khi thi đấu.
Luật thi đấu fair play trong bóng đá
Trong bóng đá, Fair Play không chỉ đơn giản là tuân thủ theo những luật lệ được đưa ra mà còn dựa trên sự công bằng, văn minh và tôn trọng đối thủ cũng như những người hâm mộ. Hãy cùng Vào Rồi TV liệt kê một số luật thi đấu cơ bản của Fair Play trong môn thể thao này ngay sau đây:
Tôn trọng luật lệ của trận đấu
Mọi cầu thủ phải nắm rõ và tuân theo chính xác các luật lệ khi tham gia thi đấu. Những nguyên tắc cơ bản như không dùng tay chơi bóng (Ngoại trừ vị trí thủ môn), không vào bóng nguy hiểm, phạm lỗi việt vị, phạt góc,…
Tôn trọng đối thủ
Các cầu thủ phải ra sân thi đấu với tinh thần tôn trọng lẫn nhau, công bằng và văn minh. Tuyệt đối không gian lận, có hành vi phi thể thao,…
Tôn trọng ban trọng tài
Trong mỗi trận đấu, ban trọng tài là những người đóng vai trò quan trọng trong việc giữ đúng quy tắc, đảm bảo sự công bằng cho trận đấu. Vì vậy, mọi cầu thủ cần phải tôn trọng những quyết định mà ban trọng tài đưa ra. Tuyệt đối không được có hành vi phản kháng, chống đối hay có những hành động thiếu tôn trọng, làm ảnh hưởng đến sự uy tín của họ.
Tôn trọng khán giả
Trong các trận bóng đá được diễn ra, khán giả là một phần không thể thiếu. Khi những người có niềm đam mê với trái bóng tròn cùng hòa mình vào từng khoảnh khắc, cổ vũ cho đội bóng mình yêu thích. Vì vậy, các cầu thủ cần phải thi đấu dựa trên tinh thần thể thao, không chỉ trong thi đấu mà còn thể hiện qua sự tương tác với các cổ động viên.
Chơi bóng với tinh thần đồng đội
Bóng đá là một bộ môn thể thao đề cao tinh thần đồng đội. Khi tất cả các cầu thủ trong đội bóng cùng phối hợp nhịp nhàng với nhau để mang lại kết quả cao nhất không chỉ cho riêng mình mà còn vì lợi ích của cả đội.
Chấp nhận thất bại
Chúng ta có thể thấy thất bại là một kết quả tất yếu của tất cả các trận đấu. Do đó, các cầu thủ phải biết chấp nhận khi thất bại. Không nên đổ lỗi cho bất kỳ ai hoặc tìm lý do nào đó để biện minh.
Những tình huống Fair play khó quên trong lịch sử bóng đá
Fair play là một trong những nguyên tắc hàng đầu mà bất kỳ cầu thủ nào tham gia các trận đấu thể thao cũng cần tuân theo. Chúng ta có thể thấy rằng, những tình huống Fair play trong bóng đá không diễn ra theo một khuôn khổ nào. Cụ thể với một số tình huống Fair play trong lịch sử bóng đá khó quên được Cakhia TV điểm lại như sau:
Tình huống Fair play đầu tiên mà chúng tôi muốn đề cập đến là của cầu thủ Miroslav Klose. Đây là tình huống diễn ra trong trận đối đầu với Câu lạc bộ Arminia Bielefeld. Khi Klose là cầu thủ ngỏ ý với trọng tài để xin phép hủy quả phạt đền. Cầu thủ này có ý kiến rằng thủ môn của đội bạn (Matthias Hain) không phạm lỗi với anh. Cho đến khi trận đấu chính thức kết thúc, tỷ số 3 – 0 vẫn thuộc về đội bóng của anh.
Bên cạnh đó, một tình huống fair play khác mà chúng ta có thể kể đến là vào năm 2012 của Miroslav Klose. Vào mùa giải năm đó, mặc dù cầu thủ này đã làm thủng lưới Napoli. Tuy nhiên, sau khi nhận thấy bóng đã chạm vào tay mình trước khi vào khung thành của đội bạn nên Klose đã thông báo đến trọng tài và hủy bàn thắng này.
Trong thời gian thi đấu dưới màu áo của West Ham, cầu thủ Paolo Di Canio đã có một tình huống ôm bóng và không tận dụng cơ hội để ghi bàn thắng khi thấy thủ môn của đối phương đang nằm sân và ở tình trạng cần giúp đỡ. Cũng sau tình huống bóng đó, cầu thủ Canio được trao giải thưởng Fair Play bởi FIFA.
Khi thi đấu cùng câu lạc bộ Liverpool tại trận đối đầu với Arsenal vào năm 1997, cầu thủ Robbie Fowler đã cố ý sút hỏng quả đá phạt đền. Bởi anh cho rằng cầu thủ của đội bạn không vi phạm lỗi trong tình huống đó. Cuối cùng, Robbie Fowler cũng được trao giải Fair Play bởi UEFA.
Kết luận
Như vậy là Vào Rồi TiVi vừa chia sẻ đến các bạn một số thông tin liên quan đến Fair Play. Hy vọng rằng đây là những thông tin hữu ích giúp các bạn có câu trả lời cho khái niệm Fair Play là gì? Fair Play có nguồn gốc từ đâu? cũng như các vấn đề xung quanh lối chơi bóng đẹp, văn minh này nhé!
Bình Luận